Những điều nên biết khi làm thủ tục hải quan

Những điều nên biết khi làm thủ tục hải quan

Thủ tục hải quan là gì?

Mục đích chính của thủ tục hải quan ra sao?

Các bước làm thủ tục hải quan như thế nào?

Hãy cùng Tây Ninh Logistics tìm hiểu một cách chi tiết qua bài viết này nhé!

Thủ tục hải quan là gì?
Thủ tục hải quan là gì?

Thủ tục hải quan là gì?

Nói một cách đơn giản thì ta có thể hiểu thủ tục hải quan là những thủ tục cần thiết để hàng hóa, phương tiện vận tải được nhập khẩu/nhập cảnh vào một quốc gia hoặc xuất khẩu/xuất cảnh ra khỏi biên giới một quốc gia.

Đó là những thủ tục cần thiết để hàng hóa, phương tiện vận tải được nhập khẩu/nhập cảnh vào một quốc gia hoặc xuất khẩu/xuất cảnh ra khỏi biên giới một quốc gia.

Mục đích làm thủ tục hải quan là gì?
Mục đích làm thủ tục hải quan là gì?

Mục đích làm thủ tục hải quan là gì?

Thủ tục hải quan là một thủ tục bắt buộc ở tất cả hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ ở trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Làm thủ tục khai báo hải quan để thông quan hàng hoá, Thông quan hàng hóa là yêu cầu bắt buộc, nhằm giải quyết hai vấn đề cơ bản như sau:

  • Thứ nhất : Mục đích quan trọng nhất của thủ tục khai quan là để Nhà nước tính và thu thuế. Hàng hóa, phương tiện xuất nhập khẩu khi đưa đi hoặc nhập vào Việt Nam đều phải tính thuế. Đây là biện pháp đảm bảo cân đối và ổn định thị trường.
  • Thứ hai: một thao tác an ninh để quản lý hàng hóa, đảm bảo hàng hóa ra/vào lãnh thổ Việt Nam không thuộc danh mục cấm.

Đối tượng làm thủ tục khai hải quan là gì?

  • Đại lý làm thủ tục hải quan.
  • Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trừ trường hợp chủ hàng có yêu cầu khác.
  • Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp chủ hàng hóa là thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam thì phải thực hiện thủ tục khai hải quan thông qua đại lý làm thủ tục hải quan.
  • Chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh hoặc người được chủ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh ủy quyền.
  • Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh.
  • Người thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa.
Đối tượng làm thủ tục khai hải quan là gì?
Đối tượng làm thủ tục khai hải quan là gì?

Quy trình thủ tục hải quan là gì?

1. Khai và nộp tờ khai hải quan:

Trước đây, tờ khai hải quan được làm theo mẫu, người làm thủ tục khai báo hải quan tiến hành điền đầy đủ thông tin vào mẫu này.

Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các Chi cục hải quan đã chuyển sang khai và nộp tờ khai bằng hình thức hải quan điện tử.

2. Lấy kết quả phân luồng:

Quy trình thủ tục khai báo hải quan tiếp theo sau khi khai và nộp tờ khai hải quan chính là lấy kết quả phân luồng. Có 3 loại phân luồng là: luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ.

Luồng xanh:

Nếu kết quả là luồng xanh thì xem như là một tín hiệu may mắn rồi! Tuy nhiên, luồng xanh này được phân thành 2 loại: luồng xanh có điều kiện và luồng xanh không có điều không có điều kiện.

Luồng xanh có điều kiện: bạn phải xuất trình thêm các giấy tờ như: C/O (giấy chứng nhận xuất xứ; giấy kiểm tra chất lượng;… Đối với loại luồng xanh này, bạn bắt buộc phải đến chi cục hải quan để làm các thủ tục liên quan.

Luồng xanh không điều kiện: đối với trường hợp này, các bước công việc vẫn phải làm tương tự như tờ khai luồng vàng. Tức là bạn phải in tờ khai ra, đưa cho chủ hàng ký và đóng dấu. Tiếp theo là đưa tờ khai lên chi cục hải quan lấy xác nhận, sau đó ra cảng làm thủ tục lấy hàng. Tuy là tương tự với luồng vàng nhưng thời gian tiếp nhận xem xét và đóng dấu sẽ nhanh hơn (trong trường hợp tờ khai không có bất cứ một vấn đề gì).

Luồng vàng:

Đối với luồng vàng, bạn phải xuất trình một bộ hồ sơ bao gồm các chứng từ sau:

  • Tờ khai hải quan.
  • Hợp đồng ngoại thương.
  • Hóa đơn thương mại.
  • Chi tiết đóng gói hàng hóa.
  • Các chứng từ khác: C/O, giấy kiểm tra chất lượng,…

Các bước thực hiện tương tự như đối với luồng xanh có điều kiện nêu trên.

Luồng đỏ:

Luồng đỏ là luồng có mức độ kiểm tra cao nhất; đối với luồng này sẽ phải kiểm tra thực tế hàng hóa sau khi kiểm tra hồ sơ giấy.

Bạn vẫn phải chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ tương tự như ở luồng vàng. Sau khi bộ phận hải quan tiếp nhận duyệt hồ sơ sẽ chuyển sang cho bộ phận kiểm hóa. Tiếp theo, bạn phải đăng ký kiểm hóa, xuống cảng làm thủ tục hạ hàng và đưa vào khu kiểm hóa. Cuối cùng là liên hệ với cán bộ hải quan xuống làm thủ tục kiểm tra.

Có 2 hình thức kiểm hóa:

  • Kiểm hóa bằng máy soi (kiểm soi).
  • Kiểm hóa thủ công.

Sau bước kiểm hóa, cán bộ hải quan sẽ về chi cục làm các thủ tục cần thiết. Làm biên bản kiểm hóa, nếu mọi thứ đều ổn sẽ làm thủ tục bóc tờ khai là hoàn thành.

3. Nộp thuế:

Bước cuối cùng trong quy trình thủ tục hải quan là nộp thuế. Người làm thủ tục cho hàng hóa xuất nhập khẩu phải tiến hành việc nộp thuế theo quy định.

Hy vọng bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích đến Qúy khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *